- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Mề đay tự phát mạn tính là mề đay không xác định được nguyên nhân
Khi nào cha mẹ nên nhổ răng sữa cho bé?
7 lợi ích sức khỏe của hạt mè (vừng)
Làm sạch cao răng bằng những nguyên liệu đơn giản
Mẹo trị ho đơn giản bằng đường phèn
Nổi mề đay tự phát mạn tính
Đã bao giờ bạn đi khám bệnh mề đay mà không rõ được nguyên nhân trong khi những người bệnh khác khám cùng khoa da liễu với bạn lại biết được họ cần phải tránh những gì để hạn chế mề đay nổi?
Nổi mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu
Nổi mề đay tự phát mạn tính hay mề đay vô căn mạn tính chính là trường hợp của bạn. Trong một nửa số bệnh nhân bị mề đay tự phát mạn tính có liên quan đến các bệnh tự miễn của cơ thể như các vấn đề về tuyến giáp, các bệnh lý về nội tiết tố hoặc ung thư. Ngay cả khi cơ thể không còn những triệu chứng của các bệnh lý kể trên, người bệnh vẫn có khả năng cao bị nổi mề đay.
Theo các bác sỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, mề đay không thể chấm dứt nếu như bệnh nhân không được điều trị bệnh lý gây ra bệnh mề đay một cách triệt để. Việc phát hiện ra bệnh nào gây nổi mề đay cũng là một thách thức không nhỏ.
Ngoài dạng mề đay tự phát mạn tính do các bệnh lý khó xác định, mề đay vật lý cũng là một dạng mề đay tự phát mạn tính. Tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh hoặc áp lực khiến mề đay nổi lên là tình trạng đặc trưng của căn bệnh này.
Mề đay vật lý dễ xác định hơn mề đay do bệnh lý, có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Cọ xát hoặc gãi: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của mề đay vật lý. Triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút ở chỗbị cọ xát hoặc bị trầy xước và thường kéo dài ít hơn một giờ.
- Áp lực: Mề đay do áp lực, các vết mề đay xuất hiện sau khoảng 6 – 8 giờ kể từ khi bị đè nén.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Mề đay lạnh do thời tiết lạnh đột ngột hoặc tắm nước lạnh. Dạng mề đay này khá nguy hiểm có thể gây chết người.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn: Một số hoạt động như tập thể dục, đổ mồ hôi, tắm nước nóng, lo âu, căng thẳng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến nổi mề đay.
Điều trị và dự phòng
Vì khó xác định được nguyên nhân nên việc dự phòng căn bệnh này gần như là không thể. Đối với bệnh nhân mắc mề đay do bệnh lý, điều trị bệnh là cách tốt nhất để không cho mề đay tái phát. Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Bệnh nhân nổi mề đay vật lý nên mặc quần áo thoáng mát, tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế đeo vật nặng lên người.
Bệnh nhân bị nổi mề đay cần chú ý trong chế độ ăn uống, nên bổ sung thực phẩm chức năng chứa thành phần cao nhàu, cao gan, L-Carnitine Fumarat giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để cơ thể “làm ngơ” với những yếu tố gây dị ứng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn